Hans và Johann.
Hai người, cùng hợp thành 'Johannes', đã có một tình bạn dai dẳng đến lạ thường và đầy trắc trở.
Cụ thể là do mối liên hệ của cha ông mà họ đã dính líu sâu đậm với nhau.
Nói một cách dễ hiểu thì cha của Hans là một thương gia giàu có, đã mời cha của Johann, một quý tộc nghèo để làm 'cố vấn pháp lý'.
Mục đích là để tham gia một dự án quốc gia mà chỉ những người có tước vị quý tộc mới có thể tiếp cận.
Đối với cha của Johann, người đang trên bờ vực từ bỏ tước vị quý tộc tại Văn phòng huy hiệu, đó là một cơ hội sống còn.
Thực tế, cha của Hans chọn ông chỉ đơn giản là vì nghĩ rằng có thể thuê tước vị với chi phí thấp thôi.
Điều mà cha của Hans không ngờ tới là:
"...Sao cơ? Hội Thương gia Johannes của chúng ta được được chỉ định cung cấp vật liệu cho dự án bảo trì Thủ đô sao?”
Cha của Johann có một năng lực phi thường trong vai trò 'cố vấn pháp lý'. Ban đầu, mục đích chỉ là để nâng cao uy tín của hội thương gia bằng cách gắn tên nó với một dự án của hoàng gia, nhưng không hiểu sao họ lại đảm nhận một vai trò then chốt.
Dự án được dẫn đầu bởi Hoàng đế đương thời-người sau này đã thoái vị-với sự đồng thuận của toàn thể của hoàng gia.
Thực tế, Hội Thương gia Johannes vào thời điểm đó không đủ khả năng để đảm nhận một dự án lớn như vậy. Tuy nhiên, với tư cách là thương nhân, một khi đã có được một hợp đồng quan trọng thì sao họ có thể quay mặt đi được chứ.
Họ phải tìm mọi cách để hoàn thành dự án.
Năng lực và nguồn lực hiện tại được xem là thứ yếu. Rủi ro cao thì lợi nhuận lớn.
Họ hoặc sẽ thất bại trong việc thực hiện dự án và hội sẽ bị hoàng gia tịch thu, hoặc bằng cách nào đó hoàn thành nó và làm cho tên tuổi của hội được biết đến trên toàn đế chế.
Vậy là với sự giúp đỡ của cha Johann, cha Hans đã dùng mọi cách, cả chính thức lẫn bất hợp pháp, để hoàn thành dự án một cách suôn sẻ.
Họ đã thành công trong việc phát triển từ một cỡ trung bình thành một hội thương gia khổng lồ.
"Haha! Cảm ơn ông! Tất cả là nhờ ông đấy, Cố vấn ạ!"
"Ngài cũng đã làm việc chăm chỉ rồi, Hội trưởng."
Thế là hai người trở thành cặp bài trùng. Họ thậm chí còn hứa sẽ chia sẻ cái tên hội 'Johannes' cho những đứa con trai đầu lòng của mình. Johann ra đời trước, rồi đến Hans. Đó là thỏa thuận của họ.
Mối liên kết bền chặt giữa hai người bắt đầu như vậy.
“Hôm nay rốt cuộc chiến thắng cũng là cũng tôi thôi.”
“Há! Để rồi coi Chúa sẽ mỉm cười với ai.”
“Chậc, chậc, bướng bỉnh quài. Bộ anh không học được gì từ việc thua trận hả?”
“Anh mới là người đừng có ngang như thế nữa! Rốt cuộc không phải tôi mới là người thắng nhiều hơn đấy à?”
"Chỉ là hồi bé anh lớn nhanh hơn thôi. Không phải gần đây tôi thắng nhiều hơn rồi à? Một người đàn ông mà cứ mãi tự hào về chuyện thời thơ ấu thì hơi đáng buồn đấy."
"Anh mới là người không chịu nhìn nhận sự thật, hành động thật quá đáng! Thật đáng xấu hổ!"
Ngay cả khi nhà văn 'Homer' đang ở trước mặt, phản ứng của họ vẫn chẳng khác ngày thường.
Với việc họ từng gây ồn ào bằng cách thách đấu nhau ngay tại một buổi lễ trao giải, chuyện này cũng không có gì ngạc nhiên.
Quan sát họ, Homer─Ed, khẽ cười và tự giới thiệu.
"Vâng, vâng. Rất vui được gặp hai người. Chắc hẳn hai anh đã nghe nhà văn Herodotus nhắc đến tôi rồi, tôi là Homer. Cậu ấy có việc bận đột xuất nên tôi đến thay mặt."
"Thật vinh dự khi được ngài Homer gọi tên."
"Vâng. Cả hai anh đã mang tác phẩm của mình đến chưa?"
Như thể đã đợi sẵn, cả hai lấy ra những tác phẩm riêng của mình từ túi. Thế là cuộc thi nhỏ của riêng họ bắt đầu.
* * *
Tiểu thuyết của Johan mang hơi hướng 'tiểu thuyết lịch sử'.
Để thể hiện chủ đề phiêu lưu, anh ta đã đặt tác phẩm của mình trong bối cảnh là một thời đại cổ khi phần lớn bản đồ vẫn còn là những vùng đất chưa được khám phá, viết nên một tiểu sử về một hội những nhà thám hiểm.
Có vẻ như anh ta đã tham khảo Don Quixote, hoặc có lẽ giống một 'bút ký du lịch' hơn là một tiểu thuyết thông thường.
Tiểu thuyết của Hans lại là một 'câu chuyện báo thù' điển hình. Nhân vật chính âm thầm chuẩn bị cho sự báo thù trong khi phiêu bạt qua nhiều quốc gia và vùng đất đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ.
Nó dường như chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Bá tước Monte Cristo, thỉnh thoảng lại có những yếu tố kỳ ảo gợi nhớ đến Conan Saga.
Điểm khác biệt rõ ràng là sự thiếu vắng các yếu tố của 'tiểu thuyết trinh thám'.
Cả hai rõ ràng đã cố gắng tránh bầu không khí trinh thám thường thấy để hướng đến chủ đề mới là 'tiểu thuyết phiêu lưu'.
Tôi đặt bản thảo lên bàn với một nụ cười, nhìn hai người đang dõi theo tôi với vẻ mặt căng thẳng.
"Cả hai đều hay. Mỗi tác phẩm đều có một phong cách rõ ràng, đọc rất thú vị."
"Vâng!"
"Vì thể loại của hai cuốn tiểu thuyết rất khác nhau, nên khó mà so sánh trực tiếp... Hai anh đã nghe Herodotus nói rồi đúng không? Chúng tôi đang định hực hiện một 'ấn phẩm có kế hoạch'."
"Vâng ạ!"
"Gần đây, một nhà văn mà tôi biết đã nói thế này “Việc đánh giá một tác phẩm nên hoàn toàn giao cho độc giả”. Vậy lần này chúng ta quyết định người chiến thắng thông qua bình chọn của độc giả nhé?"
"Hả?"
"Nghe được đấy!"
Johan ngơ ngác hỏi, trong khi Hans gật đầu đồng ý với ý kiến của tôi.
Phản ứng này không nằm ngoài dự kiến. Nếu người thắng cuộc được định đoạt bằng phiếu bầu của độc giả thì tiểu thuyết của Hans với cốt truyện 'báo thù' thẳng tắp như thế, đang được ưu chuộng hơn chắc chắn sẽ nhận được nhiều phiếu hơn.
Cả hai vốn là độc độc giả của Half and Half nên đều hiểu rõ cách thức hoạt động của quy trình bình chọn độc giả này.
Johan cất tiếng, có chút chần chừ.
“Chuyện đó nghe cói vẻ hơi bất lợi cho tôi thì phải?”
"Hừ! Johan, giờ anh không định rút lời đấy chứ?"
"Tôi không có ý đó, nhưng thỏa thuận là tác phẩm của chúng ta sẽ được Homer và Herodotus chấm—."
"Chẳng phải họ đã nói sẽ đánh giá bằng phiếu bầu của độc giả rồi sao? Chấp nhận thôi!"
"Cả hai người, bình tĩnh nào. Lần bình chọn độc giả này sẽ có chút khác biệt so với lần trước của Half and Half."
“Sao cơ?”
"Tôi đang nghĩ đến việc đưa vào một hệ thống xếp hạng—mức độ yêu thích."
Tôi trình bày phương pháp bình chọn độc giả mới này cho họ. Lần này, trong khi độc giả vẫn gửi phiếu bầu qua bưu thiếp, họ còn có thể xếp hạng từng tác phẩm. Người chiến thắng sẽ được quyết định dựa trên những xếp hạng này.
"Giống như việc đánh giá buổi biểu diễn vở Hamlet sao?"
"Tương tự, nhưng đơn giản hơn... Chúng ta sẽ dùng thang năm sao là điểm cao nhất và số sao sẽ thể hiện điểm số. Nếu họ thấy rất thỏa mãn, họ sẽ cho năm sao còn nếu họ thấy tệ, họ sẽ cho một sao. Đại loại là như vậy."
"Hmm... Nghe có vẻ là một phương pháp hợp lý."
Nếu cuộc bình chọn độc giả này thành công, tôi dự định trong tương lai sẽ để các tạp chí hoặc nhà xuất bản thường xuyên đánh giá tác phẩm theo hình thức này. Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những tiểu thuyết giải trí.
Tôi đã có một kế hoạch. Một kế hoạch để đọc những tiểu thuyết thú vị.
Và dự án tiểu thuyết phiêu lưu bao gồm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, “Hai năm trên hoang đảo” và cuốn tiểu thuyết lịch sử cùng câu chuyện trả thù của hai tác giả, đã được xuất bản cùng nhau.
Tác phẩm đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả là “Hai vạn dặm dưới đáy biển”.
Việc “Hai vạn dặm dưới đáy biển” được xuất bản dưới bút danh ‘Herodotus’ cho thấy tác phẩm của Herodotus đang trở nên phổ biến hơn tiểu thuyết của Homer.
“‘Hai vạn dặm dưới đáy biển’ quả là một tuyệt tác! Ai có thể diễn tả biển sâu một cách kỳ ảo và sống động đến vậy đây? Việc vẽ nên bản đồ của đại dương dưới làn nước xanh kia đâu phải là điều mà người thường có thể làm. Kiến thức bao la về biển cả chứa đựng trong tiểu thuyết thật sự diệu kỳ. Đúng là tác phẩm của tác giả ‘Sherlock Holmes’ mà!”
“Thật vậy, tôi thấy mình bị cuốn hút vào ‘Hai vạn dặm dưới đáy biển’ hơn là ‘Hai năm trên hoang đảo’. Nếu có cơ hội du hành dưới lòng biển, tôi đây sẽ không tiếc bất cứ giá nào.”
“Nhân tiện tôi nghe nói rằng trong số các vật phẩm của các pháp sư, có một con tàu có thể lặn dưới nước đấy.”
“Nếu đã có đầu máy hơi nước, thì chắc chắn cũng phải có tàu ngầm chứ.”
“Chà.”
Cuộc trò chuyện này đã khơi gợi sự quan tâm của mọi người đến cái gọi là ‘công nghệ tân tiến nhất’. Mặc dù ‘Hoàng tử bé’ có một chiếc máy bay, nhưng bản chất thể loại ‘truyện cổ tích’ khiến nó khó thu hút được nhiều sự chú ý như này.
Nhiều người thậm chí còn chẳng biết máy bay là gì, chỉ hình dung nó như một loại khí cầu nhỏ hay khinh khí cầu.
Tuy nhiên, “Hai vạn dặm dưới đáy biển” lại khác. Các nguyên lý về tàu ngầm, hải lưu và thảm thực vật đáy biển, cùng với những kiến thức sâu rộng khác, đã biến “Hai vạn dặm dưới đáy biển” trở thành đầu tàu của ‘tiểu thuyết khoa học’.
Hơn nữa “Hai vạn dặm dưới đáy biển” tràn đầy cảm hứng tiến bộ của Jules Verne. Nhờ điều này mà mọi người trở nên hứng thú với phiêu lưu và công nghệ, dẫn đến sự bùng nổ đầu tư vào ngành Kỹ thuật Ma thuật.
“Làm ơn, cho tôi được đi thử chiếc tàu ngầm đó một lần thôi!”
“Ưm… nó vẫn chưa ổn định, nên có lẽ hơi nguy hiểm cho mọi người khi đi. Lý do nó nguy hiểm là vì… có một thứ gọi là áp suất dưới biển…”
Tuy nhiên, sự chú ý không hoàn toàn dồn vào “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Tác phẩm mới của Homer, “Hai năm trên hoang đảo” cũng thu hút được sự quan tâm đáng kể. Điều đáng ngạc nhiên là nó đặc biệt được yêu thích bởi giới quý tộc lớn tuổi.
“Con trai, hôm nay ta sẽ đọc cho con nghe ‘Hai năm trên hoang đảo’.”
“Vâng ạ.”
Việc những người ở độ tuổi trung niên ngưỡng mộ câu chuyện chứa đựng sự ngây thơ và nhiệt huyết của trẻ con có vẻ hợp lý hơn là những thanh thiếu niên. Nhờ đó, trẻ em được tự nhiên tiếp xúc với “Hai năm trên hoang đảo”.
“Ta cũng từng có những quãng thời gian tràn đầy nhiệt huyết như vậy. Lúc đó ta còn trẻ quá…Giờ nghĩ lại thấy mình thật ngốc nghếch. Hê hê… Con có muốn nghe chuyện thời thơ ấu của ta không?”
“Bố ơi.”
“Ừ, con trai.”
“Xin bố đọc trang kế tiếp ạ.”
“Được rồi…”
Trong khi Đế chế một lần nữa xôn xao vì những tác phẩm mới thì Homer, người đã lên kế hoạch cho tất cả chuyện này, đang đối mặt với một vị khách kỳ lạ.
“Rất vui được gặp ngài. Tôi là Andy, Công tước xứ Kapeter.”
“Hả?”
“Cứ gọi tôi là Andy.”
“Hở?”
Tôi đang phải đối mặt với một hiệp sĩ kỳ lạ trong bộ y phục của một hiệp sĩ lang thang.


5 Bình luận
goodwork
editor trá hình:))