Chào mọi người, lại là Mirage đây. Hôm nay, nhân dịp bảng D vừa kết thúc thì mình sẽ nói vài suy nghĩ về bộ truyện cùng bảng đấu với mình. Bài viết này mang yếu tố không làm gì cả, đa số sẽ là cảm nghĩ của mình đối với bộ truyện này qua phần mà tác đã remake, và đâu đó là vài góp ý chỉnh sửa cho bạn tác nhé.
Cái nhìn đầu tiên của mình khi xem qua bộ truyện BNSA này chính là phần tóm tắt và phân chương. Đối với phần tóm tắt truyện, mình bị ấn tượng mạnh khi tác giả quyết định tạo một thế giới "thuần ác", nặng nề phù hợp với hai tag Tragedy và Drama được để cập ở đầu truyện.
"Một thế giới bất tử nơi lòng tin của con người bị trêu đùa, nơi bạo loạn và dục vọng lên đến đỉnh điểm.
Nơi tình yêu không thể nảy nở.
Nơi nỗi buồn và cô đơn là người bạn duy nhất để bầu bạn cho những kẻ không thể chết đi."
Đọc 3 dòng trên thì mình cũng đã phần nào hình dung được bối cảnh truyện cùng tông kể lẫn bầu không khí mà truyện sẽ có rồi, và đặc biệt hơn, với một thằng nghiện tragedy thì đây có lẽ đã một mũi tên trúng vào fetish của gã máu M này. Thế nhưng, dù thành công trong việc set up bối cảnh thế giới thì tác đã khá fail trong việc thể hiện được những gì tiếp theo khi đưa ra 3 lý do nó khá là lặp ý tưởng "tìm kiếm lẽ sống, tìm kiếm lý do để tồn tại, tìm kiếm lý do để không chạy trốn một lần nữa." Chẳng phải cả ba vế trên đều có thể tóm gọn lại thành một ý sao, dù gì nó cũng là cách để thể hiện khao khát sinh tồn thoi? Mấy dòng sau thì tóm tắt truyện cũng đã đưa ra được hình tượng nhân vật chính, dù chưa rõ động lực nhưng mục đích thì đã có, cùng với quả chốt hạ tóm tắt rất trừu tượng, đủ để thu hút những ai thích kiểu phiêu lưu tăm tối này như mình.
Cái nhìn thứ hai trước khi đọc bộ truyện này chính là cách tác giả phân chương. Nhìn qua thì tác sử dụng cách phân chương theo đoạn với các phần xen kẽ - Nghĩa là chương lớn, chương phụ đi theo chương lớn - giao đoạn - chương lớn mới. Mình thì không ý kiến gì nhiều về kiểu phân này, nhưng có lẽ, sâu trong não mình thì có vẽ chia theo kiểu này hơi khó đọc khi chương không được tên một cách đồng nhất (giao đoạn 1 không có tên, giao đoạn 2 lại có tên,... ), nhưng chẳng quan trọng lắm vì phần này là cảm giác cá nhân của tui thôi.
Đó là những cái nhìn trước khi đọc truyện, nó thiên về cảm giác cá nhân, bới lá tìm sâu hơn nên không đóng góp gì nhiều cho tác phẩm và tác (hoặc nếu có góp được phần nào thì mình cũng vui), nhưng nói chung thì đây là ý kiến một chiều và cực kì chủ quan, tác có thể nghe và không nhé. Sau đây là phần chuyên môn hơn khi mình bắt đầu đọc truyện.
Khi bắt đầu đọc từ chương 00, mình đã thấy rõ tác đang xây dựng một world dystopian u tối, hỗn loạn, nơi con người không thể chết dù cố gắng tự sát bằng nhiều cách khác nhau. Theo bản thân thấy thì đây là một lối xây dựng nặng rất tiềm năng, tuy nhưng, dù không mong muốn info dump nhưng tác đã không thể hiện đủ thông tin qua góc nhìn của nhân vật chính Lucas về cái thế giới này. Những đoạn miêu tả ở chương 00 đã có thể làm tốt hơn để cung cấp những góc nhìn về việc tại sao thế giới lại rơi vào tình trạng này, tại sao con người bất tử? Điều gì đã khiến xã hội sụp đổ? Những chi tiết như giáo phái, dòng sông hôi thối, hay trại trẻ em được nhắc đến nhưng thiếu bối cảnh, khiến người đọc có thể cảm thấy mơ hồ hoặc chả góp ích gì cho truyện nếu cứ show một cách ngắn ngủng như vậy.
Ngoài ra, ở cái chương 00, khoan vội bàn về cách trình bày truyện, thì những nhân vật được show ra rất là mang chất NPC, họ xuất hiện, rồi lại biến mất, chả có một dấu ấn gì. Ngay cả khi số 079, nhân vật mà tác có vẽ đã rất tâm huyết xây nên để làm màu cho Lucas cũng bị làm rất hời hợt. Không phải là tác làm dở hay gì, nhưng việc lậm tell quá mức (tell dont show ấy, bữa giờ viết review truyện nào cũng gặp vấn đề này) khiến cho nhân vật trở nên nhạt nhòa, chả có gì động lại trong lòng độc giả ngoài mấy cảnh bi kịch gây sốc (dù làm khá tệ).
Bên cạnh đó, hành vi của một số nhân vật khác cũng thiếu động cơ rõ ràng như của Catina (từ dịu dàng đến tàn bạo) chưa được lý giải đủ để người đọc hiểu động cơ của họ. Điều này làm giảm tính logic trong cách các nhân vật tương tác. Có thể là tác sẽ quy về việc vì main là trẻ con nên không thể suy nghĩ, lập luận nhiều, nhưng bạn hãy nhớ rằng trẻ con cũng có cách nhìn riêng về thế giới của nó; có thể qua biểu cảm đối phương, hoặc đoán mò, những chi tiết khi khai thác vậy ít nhất sẽ làm nhân vật đỡ NPC.
Hơn thế nữa, một điểm tui rất mệt khi đọc truyện đó chính là mâu thuẫn trong hành vi của Lucas. Thằng nhóc liên tục sợ hãi và chạy trốn, nhưng đồng thời lại bị cuốn vào việc tự hủy hoại bản thân một cách say mê. Vậy sự chuyển đổi giữa trạng thái đâu rồi? Việc sợ hãi và thích thú với đau đớn chưa được giải thích rõ, khiến hành vi của cậu đôi khi khó hiểu hoặc đặt được viên gạch nào cho phát triển nhân vật bởi ngay khi qua chương 1.1 những gì tui tiếp nhận về nhân vật này gần như bị đá gần hết. Thêm nữa, cũng chính cái lỗi đó mà ở cuối chương 00, việc dễ dàng tin tưởng Melo diễn ra quá nhanh, không đủ thời gian để người đọc cảm nhận được sự phát triển tự nhiên trong tâm lý của cậu.
Còn về văn phong và cách trình bày ở chương 00, thảm họa. Thế thôi... Chả có gì để nói cả. Tác cho mỗi câu 1 hàng, ngắt hàng vô tội vạ, giống như nghe đánh trống mà một nhịp xong ngưng 1s rồi đánh tiếp ấy. Còn nữa, lặp từ, mình thấy bạn lặp từ, mình thấy bạn lặp cấu trúc câu, mình thấy bạn lặp tả, mình thấy bạn lặp hình ảnh để cố nhấn mạnh cho khung cảnh và hành động nhân vật như cách mình đang viết đây. Thế nhưng nó lại vô tình làm bạn rơi vào việc thiếu sáng tạo (dù chính mình cũng đang mắc). Thêm vài thứ khác đó chính là thoại nhân vật, cực kì sượng, thiếu tự nhiên, đừng cố đưa thông tin hay cụm từ lạ vào thoại, hãy hoán dụ nó, hoặc nói khác đi, chứ đừng kiểu: "Sao chúng mày chưa thức tỉnh khí năng chứ…!?" Biết là bạn tác muốn giới thiệu cái hệ thống sức mạnh nhưng đừng đưa vào thoại vậy, đọc sượn chết nhất là đọc thành tiếng, nó thành phản ứng Hả cho người nghe lẫn đọc.
Nhìn sơ về chương 00 thì là vậy, mình tách nó ra vì những gì nó đóng góp gần như độc lập với bộ cả bộ truyện (và cả quả timeskip không báo trước). Giờ thì là từ chương 1.1 đến 1.3.
Trước hết, mình sẽ đi về văn phong và trình bày luôn, một thứ rất đáng để nói. Cả phần này, tác đã dùng cách trình bày 1 câu = 1 đoạn với tần số tăng dần ở những chương sau và lạm dụng dấu chấm lửng làm gián đoạn nhịp điệu, khiến văn bản giống một chuỗi ý tưởng thô hơn là một câu chuyện hoàn chỉnh. Lạm dụng "tell don't show" làm mất đi sự tinh tế, khiến cảm xúc và hành động của nhân vật trở nên phô bày, thiếu chiều sâu. Tuyến khung cảnh gần như không tồn tại, chỉ đóng vai trò phông nền mờ nhạt, làm giảm khả năng đắm chìm của người đọc.
Để phân tích kĩ hơn về vấn đề này, thì mình xin nói như sau. Về việc trình bày ấy, có thể tác nghĩ 1 câu 1 hàng là để tạo nhịp dừng như cách một bộ phim ngắt nhịp để tạo cảm xúc giữa từng cảnh nhưng thực chất nó không hoạt động như vậy. Thứ mà mình thấy ở đây đó chính là bạn đang làm cho truyện bị phá vỡ nhịp điệu khiến người đọc khó duy trì sự tập trung. Thay vì cảm nhận được sự mượt mà của một cảnh hành động hoặc nội tâm, người đọc bị “ngắt quãng” liên tục, như đang đọc một chuỗi ghi chú thô. Ví dụ, trong chương 1.3, cảnh Lucas bị bắn và ngã gục đáng lẽ phải dồn dập, kịch tính, nhưng cách trình bày này làm mất hết cảm xúc.
Còn việc tell dont show, ai cũng mắc phải, bạn không phải người đầu tiên. Thay vì tả thì bạn chỉ kể, kể Lucas bị này bị kia, chết hơn là kể sao thành info dump luôn. Ví dụ, trong chương 1.3: “Tôi sợ hãi, chẳng nói nên lời” thay vì miêu tả Lucas run rẩy, ánh mắt hoảng loạn. Hoặc trong chương 1.1, quy tắc “3 không” được giải thích qua đối thoại dài dòng của Melo thay vì thể hiện qua hành động hoặc sự kiện. Thật sự nó rất ngán khi mà đọc một bộ truyện chỉ tell như vậy.
Và bạn có biết ảnh hưởng của nó là gì không? Nó khiến cảm xúc truyện đi xuống. Cách trình bày đã phá cảm xúc người đọc rồi, giờ tới tell dont show nữa, cảm xúc của người đọc sẽ về đâu. Bạn có thể hiểu rằng việc kể trực tiếp cảm xúc của Lucas (như “tôi sợ hãi”, “tôi tuyệt vọng”) khiến người đọc không thể tự cảm nhận được trạng thái của nhân vật. Thay vì đồng cảm qua các chi tiết sinh động (như tay Lucas run, hơi thở gấp gáp), người đọc chỉ nhận được thông tin khô khan, làm giảm khả năng kết nối với nhân vật. Tệ hơn thế nữa, tell dont show còn hạn chế sự sáng tạo của người đọc. Bằng cách “kể” mọi thứ, bạn không để lại khoảng trống cho người đọc tự suy luận hoặc tưởng tượng.
Còn tuyến khung cảnh, nó thực sự chết trong tác phẩm của bạn rồi. Từ chương 1.1 - 1.3, mấy cảnh như căn nhà, thị trấn, khu vườn ngô, hay con hẻm chỉ được mô tả sơ sài, thiếu chi tiết về màu sắc, âm thanh, mùi vị, hoặc cảm giác vật lý. Ngoài ra khung cảnh không tương tác với nhân vật hoặc cốt truyện, chỉ đóng vai trò phông nền mờ nhạt. Đọc truyện bạn ở phần chương 1 này, nó giống như đang chơi móc nối vậy - một mình tui phải cân cả tuyến truyện - tuyến cảnh - tuyến nhân vật khi không có cái nào hòa vào cái nào cả. Ảnh hưởng của nó cũng không nhỏ đâu, và tác hại lớn nhất chính là triệt luôn cơ hội tăng chiều sâu cốt truyện khi khung cảnh có thể được sử dụng để phản ánh tâm trạng nhân vật hoặc gợi mở cốt truyện, nhưng bạn đã không tận dụng điều này. Bên cạnh đó, đọc truyện bạn mình thấy bạn rất cố gắng đưa các cảnh bi kịch với yếu tố gây sốc, chết chóc máu me vào, nhưng chính vì cái chết của tuyến cảnh nên là tác động của sự kiện trở nên cực kì suy yếu, chả cảm nhận được gì.
Xong phần văn phong và trình bày, sẽ đến phần nhân vật. Phần này đáng nói đây (mà truyện này đã review rồi thì phần nào cũng có vấn đề cả.) Đầu tiên là phát triển nhân vật của Lucas - main của bộ truyện này. Đọc qua thì có thể đây là một đứa nhóc có nội tâm được tác khá chú ý cùng với hoàn cảnh trong một thế giới u tối rất hợp lý. Thế nhưng, ấn tượng đầu là vậy, qua ba chương đầu thì một mớ vấn đề đã được hiện ra. Lucas, ngoài việc là người kể chuyện thì tác động của anh lên cốt truyện rất giống phông xanh. Main cực kì thụ động trong hầu hết các sự kiện, chủ yếu đóng vai trò quan sát thay vì hành động. Dù có những khoảnh khắc cho thấy cậu muốn thay đổi nhưng những hành động này quá nhỏ và không dẫn đến một bước ngoặt rõ ràng trong tâm lý hoặc hành vi. Có thể set up nhân vật là vậy, nhưng không thể để nhân vật "chết" trong chính tuyến của họ được. Có thể nhân vật không có khả năng, nhưng tâm lý họ phải có suy nghĩ, có phản kháng (dù có thể buôn bỏ sau đó) chứ không phải là cứ bất lực, khóc...
Những nhân vật khác trong truyện, trừ Sia ra sẽ bàn sau thì Melo và Kan được làm khá tốt qua việc show hành vi của họ. Mình không nói gì nhiều về vấn đề này, vì truyện được viết dưới góc nhìn của Lucas nên những gì tác show ở hai nhân vật này lại thành công ngoài mong đợi. Tiếp tục phát huy. Còn Sia - một plot device - nhân vật thúc đẩy câu truyện đúng nghĩa chứ chẳng có tí tác động nào như chính anh main (ít nhất main còn kể chuyện và nội tâm). Sia theo plot thì là một nhân vật phụ quan trọng, được gợi ý là mục tiêu của vua Arcius (chương 1.3), nhưng cô gần như không có sự phát triển. Cô chỉ xuất hiện qua góc nhìn của Lucas (vẻ đẹp, run rẩy) và hành động thụ động (khóc, bất tỉnh trong chương 1.3). Không có đối thoại, hành động, hay nội tâm nào cho thấy cá tính hoặc sự thay đổi của cô. Thật sự đọc chỉ thấy nhân vật này nhạt nhòa hơn cái phông xanh. Ngoài ra còn Cather, phản diện chính. Char này cực kì thiếu động cơ rõ ràng và chỉ dựa vào sự tàn bạo để tạo xung đột. Các câu thoại sáo rỗng và hành động cường điệu của hắn làm giảm sức hút của một nhân vật phản diện (gây cringe là đằng khác).
Còn mâu thuẫn logic và làm dụng motif là những cái mình sẽ nói tiếp theo. Về mâu thuẫn logic, do việc tác không show nên nhiều xung đột đã xảy ra mà không ai ngờ. Tác set up tiền đề cốt lõi của truyện là không ai có thể chết trong thế giới này, được nhấn mạnh qua các cảnh như Lucas tự hủy hoại mà không chết (chương 00), Melo đâm tay hồi phục ngay lập tức (chương 1.1), và đối thoại về đom đóm (chương 1.2). Tuy nhiên, trong chương 1.3, Melo, Kan, và có thể cả Lucas bị giết chết mà không có giải thích rõ ràng. Câu nói của Cather “Bất tử không toàn năng như chúng mày nghĩ” là không đủ, vì không có gợi ý trước đó về vũ khí hoặc phép thuật có thể phá vỡ bất tử. Từ việc xung đột này, nó ảnh hưởng khá lớn đến niềm tin của người đọc, như chính mình.
Theo mình thấy, bất tử là yếu tố độc đáo thu hút người đọc, nhưng việc phá vỡ nó mà không giải thích làm người đọc cảm thấy bị phản bội, làm giảm sự gắn kết với thế giới truyện. Ngoài ra các cảnh bi kịch lẽ là một khoảnh khắc bi kịch mạnh mẽ, nhưng do mâu thuẫn logic, nó trở nên khó chấp nhận. Người đọc có thể cảm thấy cao trào này gượng ép, vì nó đi ngược lại quy tắc đã được thiết lập. Việc này còn gây nhầm lẫn về quy tắc thế giới, thiếu giải thích về khả năng phá vỡ bất tử khiến người đọc không hiểu tại sao nhân vật lại chết. Điều này làm thế giới truyện trở nên rời rạc, thiếu thuyết phục. Còn power system, mình đọc cũng không hiểu nên chả biết phân tích sao...
Truyện thì cực kì lạm dụng motif máu (máu mũi, máu từ vết thương, máu trong ác mộng) nhưng không mang ý nghĩa mới, trở nên đơn điệu. Các cảnh bạo lực được mô tả chi tiết nhưng thiếu chiều sâu cảm xúc. Tập trung quá nhiều vào bạo lực khiến truyện trở nên nặng nề, thiếu sự cân bằng với các yếu tố khác. Từ đó người đọc trong đó có mình thật sự rất mệt mỏi. Hãy cân bằng lại mọi yếu tố của truyện.
Đó là những vấn đề mình thấy nó ở bộ truyện này, mình cũng đọc qua tập chương 2 và 3 thì nó cũng mắc những lỗi tương tự nên cũng không viết thêm chi cho dài dòng. Thế đấy, phần review truyện Biên Niên Sử Arcana tới đây là kết thúc. Quá nhiều vấn đề, và lặp lại nhiều đến mức mỏi mệt. Dưới đây sẽ là phần mình hướng dẫn vài thủ thuật cho tác cải thiện.
1. Show dont tell: Kỹ thuật miêu tả cảm xúc, hành động, hoặc thông tin qua hành vi, biểu cảm, tương tác với môi trường, thay vì kể trực tiếp. Kỹ thuật này giúp câu chuyện trở nên sống động, tăng chiều sâu cảm xúc, và khuyến khích người đọc tự suy luận.
Cách áp dụng:
Miêu tả cảm xúc qua hành vi/biểu cảm: Thay vì viết “Lucas sợ hãi”, hãy miêu tả: “Lucas siết chặt tay, móng tay cắm vào lòng bàn tay, hơi thở cậu run rẩy như muốn nghẹn lại.” Điều này giúp người đọc cảm nhận được nỗi sợ thay vì chỉ được thông báo.
Lồng ghép thông tin qua hành động: Thay vì để Melo giải thích quy tắc “3 không” qua đối thoại, hãy cho Lucas chứng kiến một tình huống minh họa, như thấy một người tự đâm mình nhưng không chết, kèm theo ánh mắt lo lắng của Melo.
Sử dụng môi trường để phản ánh tâm trạng: Ví dụ, trong chương 1.3, khi ngôi nhà phát nổ, thay vì viết “Lucas tuyệt vọng”, hãy miêu tả: “Lucas khuỵu xuống, tay cậu bới đống tro tàn, những mảnh gỗ cháy dở cào xước da thịt, khói đen che mờ mắt cậu.” Điều này tạo hình ảnh sống động và tăng tác động cảm xúc.
2. Quản lý tuyến nhân vật: Kỹ thuật xây dựng và phát triển các nhân vật chính/phụ sao cho mỗi nhân vật có vai trò rõ ràng, cá tính riêng biệt, và đóng góp vào cốt truyện. Quản lý tốt tuyến nhân vật giúp tránh tình trạng nhân vật mờ nhạt (như Sia) hoặc lãng phí
Cách áp dụng:
Xác định vai trò và mục tiêu cho mỗi nhân vật: Lucas (nhân vật chính); Sia (nhân vật phụ then chốt); Kan (nhân vật phụ hỗ trợ); Melo (nhân vật dẫn dắt); Cather (phản diện):
Phân bổ thời lượng hợp lý: Tránh để Lucas chiếm quá nhiều spotlight. Thay vì chỉ tập trung vào nội tâm của Lucas, cho Sia hoặc Kan có một đoạn đối thoại hoặc hành động để làm rõ tính cách.
Tạo tương tác động lực: Sử dụng mối quan hệ giữa các nhân vật để thúc đẩy phát triển.
3. Quản lý nhịp điệu truyện: Kỹ thuật này liên quan đến việc điều chỉnh nhịp điệu (tốc độ của câu chuyện) và cấu trúc (cách sắp xếp các sự kiện) để tạo sự cân bằng giữa các cảnh nhẹ nhàng, căng thẳng, và cao trào. Một nhịp điệu tốt giữ người đọc bị cuốn hút mà không cảm thấy mệt mỏi.
Cách áp dụng:
Cân bằng nhịp điệu:
Cảnh nhẹ nhàng: Rút ngắn các cảnh không đóng góp nhiều để tập trung vào tương tác nhân vật hoặc gợi ý cốt truyện; Cảnh căng thẳng: Kéo dài các cảnh xung đột để xây dựng căng thẳng; Cao trào: Đảm bảo cao trào được chuẩn bị kỹ.
Xây dựng cấu trúc 3 hồi - Sử dụng cấu trúc 3 hồi (mở đầu, giữa, kết thúc) trong mỗi chương:
Mở đầu: Thiết lập bối cảnh hoặc xung đột (như dùng một trong 8 kiểu mở đầu).
Giữa: Phát triển xung đột hoặc nhân vật (như Lucas đối mặt với nỗi sợ).
Kết thúc: Kết thúc bằng một câu hỏi hoặc sự kiện thúc đẩy cốt truyện (như Lucas quyết định trả thù).
4. Xây dựng hệ thống logic thế giới:
Kỹ thuật này tập trung vào việc tạo ra một thế giới truyện nhất quán, với quy tắc rõ ràng về xã hội, phép thuật, công nghệ, và văn hóa. Thông tin về thế giới được lồng ghép tự nhiên qua hành động, tương tác, hoặc khung cảnh, thay vì giải thích trực tiếp.
Mấy thủ thuật trên mình nghĩ là tương đối đủ rồi, hi vọng qua bài viết này bạn tác có thể rút ra gì đó và cải thiện bộ truyện của mình hay hơn nhá. Cyaa. Không hẹn gặp lại.
16 Bình luận
không chắc chỗ này lắm
Dù gì thì cũng cảm ơn bác, em sẽ cố để hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất!
Và cũng xin lỗi vì những trải nghiệm tồi tệ với tác phẩm mà bác đã trải qua cũng như là với quý độc giả từng kì vọng vào bộ truyện....